/*Thuộc tính Analytics*/ /*Thuộc tính Analytics*/ Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

* Kinh tế
  • Nhật Bản là nước thu nhiều lợi nhuận đứng thứ hai thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất, không mất mát gì trong chiến tranh.
  • Trong những năm đầu (1914-1919), công nghiệp tăng 5 lần, sản xuất phát triển, hàng hóa xuất khẩu ra các thị trường châu Á.
  • Nền nông nghiệp không có gì thay đổi, giá gạo tăng, đời sống nhân dân khó khăn. Tàn dư của phong kiến tồn tại nặng nề ở nông thôn.
  • Năm 1927 Nhật lâm vào khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi của kinh tế Nhật
* Xã hội
  • Đời sống khó khăn, các cuộc đấu tranh bùng nổ .
  • Năm 1928 diễn ra vụ “bạo động lúa gạo” và phong trào đấu tranh của công nhân cũng diễn ra sôi nổi
  • Đảng Cộng sản Nhật ra đời (7-1922) để lãnh đạo phong trào công nhân.

II. Nhật Bản trong những năm 1929-1939

• Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

Nền kinh tế Nhật bản bị thiệt hại nặng nề do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
  • Công nghiệp giảm 32%; ngoại thương giảm 80% , 3 triệu người thất nghiệp, nông đấu tranh quyết liệt
  • Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt.
• Biện pháp

Để thoát khỏi khủng hỏang kinh tế và giải quyết khó khăn về nguyên liệu và thị trường, Chính phủ Nhật Bản cho tăng cường chính sách quân sự hóa và gây chiến tranh xâm lược:
  • Khởi đầu chiếm Trung Quốc, sau đó là Châu Á và toàn thế giới.
  • Hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.
  • Thập niên 1930, thiết lập chế độ phát xít, sử dụng bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ
Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

• Phong trào đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật:
  • Các phong trào diễn ra sôi nổi
  • Hạt nhân là Đảng Cộng sản, diễn ra nhiều hình thức chống lại phát xít hóa, lôi cuốn nhân dân, binh lính, sĩ quan .
  • Năm 1939 có tới 40 cuộc đấu tranh phản chiến.
  • Kết quả: cuộc đấu tranh thất bại, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít ở Nhật .

Có thể bạn chưa biết !

1 . Trong thời gian từ năm 1914 – 1919 sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng 5 lần

2 . Cuộc “ bạo động lúa gạo” diễn ra vào thời gian 1918

3 . Sự kiện chấm dứt sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất là : Khủng hoảng tài chính 1927

4 . Mục tiêu đầu tiên trong kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới Ta-na-ca là Trung Quốc

5 . Cuộc đấu tranh chống phát xít ở Nhật Bản có tác dụng Làm chậm quá trình phát xít hóa

6 . Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

7 . Trước khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, Nhật Bản đã rơi vào Khủng hoảng tài chính

8 . Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa

9 . Nhật bản tiến hành xâm lượng, bành trướng ra bên ngoài vì Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.

10 . Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản diễn ra trong khoảng thời gian Thập niên 30 của thế kỉ XX


Hashtag: #NhậtBảngiữahaicuộcchiếntranhthếgiới1918_1939

Đăng nhận xét

Tin liên quan